Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, cộng đồng với bản sắc riêng của Kon Tum là hướng đi được tỉnh ta lựa chọn trong những năm gần đây và đang khẳng định hiệu quả. Nhằm tạo đột phá về du lịch, các cấp, các ngành của tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội để đưa du lịch phát triển đúng hướng là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Với mục tiêu đạt và vượt các chỉ tiêu về lâm nghiệp theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Cùng với đó, đơn vị cũng tập trung tuần tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật; phòng chống cháy rừng, quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả.
Những năm qua, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án giảm nghèo, UBND xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) đã triển khai hiệu quả mô hình “Luân chuyển vốn hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc cây cà phê, chăm sóc cao su, chăn nuôi heo”. Qua đó, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn có vốn đầu tư vào sản xuất, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, người dân ở huyện Đăk Hà đã được các cấp chính quyền, phòng, ban chuyên môn phối hợp tuyên truyền, tổ chức tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, đến nay vẫn có hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ dân gặp khó khi đưa nông sản tiến tới đạt các tiêu chuẩn OCOP.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai) lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu đưa xã nhà đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024. Để đạt mục tiêu đề ra, cùng với sự quan tâm của tỉnh, huyện, Đảng bộ, chính quyền xã quyết liệt triển khai các biện pháp, trong đó đặc biệt chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhằm phát huy thế mạnh, tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Sau 7 năm, chương trình đã mang lại những kết quả tích cực, qua đó, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
Sau 2 năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã thu được những thành quả to lớn. Chương trình ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và được người dân, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, góp phần quan trọng tạo chuyển biến về kinh tế và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
Với cách làm sáng tạo, linh hoạt trong công tác tuyên truyền vận động, Đăk Tô đã và đang triển khai thực hiện khá hiệu quả chương trình đột phá trong nông nghiệp về xây dựng cánh đồng lớn.
Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, một mùa kinh doanh tết bắt đầu nhộn nhịp. Nhờ sự chủ động về nguồn hàng và khởi động sớm chương trình bán hàng bình ổn giá của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nên lượng hàng hóa trên thị trường tỉnh khá dồi dào, phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân.
Thời gian qua, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, ngành chức năng, sự năng động của người dân, các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở tỉnh ta có bước chuyển biến mạnh mẽ và từng bước khẳng định được vai trò quan trọng của kinh tế tập thể- mà nòng cốt là các hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng và đã đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Năm 2020, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid -19, đã khiến khoảng 80% hợp tác xã (HTX) bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, của các cấp, các ngành và sự nỗ lực vươn lên của chính các HTX, các tổ hợp tác (THT), kinh tế tập thể đã có những thành công đáng ghi nhận.
Với chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh, những năm qua, thành phố Kon Tum đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ trong tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Năm 2020, huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng được 28 sản phẩm OCOP, trong đó 15 sản phẩm đạt từ 2 - 4 sao cấp tỉnh. Việc phát triển sản phẩm OCOP đã xây dựng được thương hiệu, nâng tầm giá trị dược liệu giúp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Trong năm 2020, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhất là dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, vượt qua thách thức.
Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.