• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Khai mạc Hội nghị Trung ương 15    Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021    Phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng    Thường trực Tỉnh ủy làm việc với lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh    “Việc cũ phải xử lý dứt điểm, giải quyết nhanh các vụ việc mới xảy ra”   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Tết Et Đông của người Ba Na

05/11/2020 13:04

Ở Kon Tum đã lâu nhưng cho đến giờ, chúng tôi mới có dịp chứng kiến lễ hội Et Đông (Et Đing Dieng) - Tết con dúi của đồng bào Ba Na (nhánh Jơ Lâng). Tại làng Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, không khí đón chào hoạt động văn hóa dân gian độc đáo này mang nét mới mẻ, vui tươi, khác hẳn vẻ trầm lặng từng thấy.

Là lễ hội truyền thống độc đáo có quy mô lớn nhất của người Jơ Lâng, Et Đông thường được diễn ra vào đầu tháng 10 dương lịch hàng năm nhằm cầu mong mọi điều may mắn, tốt lành cho cuộc sống cộng đồng và từng gia đình.

Et Đông được tổ chức trong thời gian liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây lúa rẫy: Giai đoạn lúa trổ đòng, đơm bông, chuẩn bị vào mùa thu hoạch lúa mới. Theo phong tục từ lâu đời, cách thời điểm thu hoạch lúa mới không xa, dân làng tổ chức ăn những hạt lúa giống được giữ lại từ đầu vụ, để cầu may cầu lành cho mùa tới.

Già làng A Jring Đeng chuẩn bị cúng Tết Et Đông. Ảnh: X.B

 

Mang nhiều ý nghĩa tâm linh và giá trị cộng đồng nên mọi người đều không bỏ lỡ dịp đón Tết con dúi. Trong buổi sáng lễ chính tại nhà rông, mỗi gia đình đều có một đại diện chủ hộ tham gia. Chỉ còn thiếu cho dù là một người, tất cả cũng phải chờ đến khi góp mặt đầy đủ mới tiến hành nghi lễ. Sau Et Đông, các gia đình mới được tiến hành những “việc lớn” như làm nhà mới, sửa nhà cũ, cưới hỏi… Đặc biệt, ngay trong lễ hội này, các đôi trẻ cũng được tác hợp nên duyên.

Trong ngày lễ hội chính, trước tiên là cúng tại nhà, sau đó mới tập trung ở nhà rông. Vào sáng sớm, mỗi gia đình đều chuẩn bị sẵn một con dúi (đã luộc chín, phơi khô trên giàn bếp) và nấu một nồi cơm gạo cũ. Chủ nhà chọn hạt cơm đặt lên đầu, khấn báo với thần linh rằng hôm nay gia đình cùng dân làng vào lễ hội Et Đông. Sau đó, mọi người trong gia đình cùng ăn cơm với thịt dúi để lấy may.

Tại nhà rông, lễ cúng con dúi diễn ra bài bản, trang trọng. Mỗi người chủ hộ mang theo một ghè rượu thật ngon và một ống lồ ô đựng con dúi cùng một số vật dụng dùng cho lễ cúng (gồm một ít lá chuối, cần rượu, một ít lá tranh). Với những gia đình có con hoặc cháu nhỏ, thì khi lên nhà rông, chủ nhà chỉ gùi ghè rượu, còn đứa bé cầm ống lồ ô đi theo. Trong đó, con dúi được buộc cẩn thận vào cây le, đầu hướng lên trên và trang hoàng thêm sợi nan tròn hình cung gắn bông gòn, bông nan xinh xắn.

Thực hiện nghi lễ đốt lửa cầu mong mùa màng bội thu. Ảnh: T.S

 

Cách bố trí nhà rông cúng con dúi mang nét riêng. Theo chiều dọc giữa nhà rông, một hàng cột gỗ vững chắc được dựng lên. Ghè rượu của già làng được đặt ở tâm điểm này để “làm chuẩn” cho các gia đình lần lượt đặt ghè rượu nối tiếp vào, làm thành hai hàng dọc ngăn nắp. Sau nghi lễ chính trong lễ hội Et Đông, các chủ nhà lần lượt kéo sợi dây từ vị trí cột ghè rượu của già làng về vị trí cột ghè rượu của gia đình mình. “Không chỉ mang ý nghĩa lan tỏa những mạch máu trong một cơ thể, lan tỏa tinh thần đoàn kết của cộng đồng, nghi thức này cũng  thể hiện sinh động một trong những nét đẹp cổ truyền liên quan đến cây lúa. Đó là dẫn đường cho hạt lúa được mùa về đến từng nhà, mang theo những điều may mắn, tốt lành đến mọi người”- già làng A Jring Đeng (làng Kon Brăp Ju) ghi nhận.

Cũng trong lễ cúng con dúi, có một nghi thức độc đáo không thể bỏ qua, là “giấu gạo”. Theo ông A Met (50 tuổi), lấy những hạt gạo (bằng số người trong gia đình cộng thêm 1) gói cẩn thận trong chiếc lá pem, đặt bên dưới ghè rượu của mỗi gia đình ở nhà rông. Sau hai ngày chính của lễ hội, chủ nhà đem về nhà rồi mới mở gói lá ra. Trong gói lá còn đủ số hạt gạo ban đầu là điều may mắn, thuận lợi. Nếu chẳng may gạo trong gói lá bị mất hay hư hao thì báo hiệu “điềm xấu”; gia đình cần phòng, tránh rủi ro, xui xẻo.

Là lễ hội dân gian độc đáo và có quy mô lớn, Et Đông được lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm thành nét đẹp truyền thống đáng tự hào của dân tộc Ba Na nhánh Jơ Lâng. Hồ sơ lễ hội này đang được hoàn chỉnh để trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xét chọn đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.        

Thanh Như

   

Các tin khác

  • Khai mạc Giải bóng đá U19 quốc gia năm 2021 - Bảng B
  • Ra mắt Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi
  • Khai mạc Giải bóng đá truyền thống tỉnh Kon Tum lần thứ VII-2020
  • Kon Tum đạt giải Nhì toàn đoàn Hội thao Báo chí các tỉnh Tây Nguyên lần thứ 10
  • Khai mạc Giải vô địch bóng bàn các lứa tuổi tỉnh Kon Tum năm 2020
  • Giải cầu lông mở rộng năm 2020
  • Giải bóng đá mini Petrolimex năm 2020
  • Khai mạc vòng loại Giải bóng đá vô địch U.21 quốc gia - Báo Thanh Niên lần thứ 24 năm 2020
  • Giải bóng chuyền truyền thống tỉnh Kon Tum lần thứ V-2020
  • Khai mạc giải bóng đá chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tạo đột phá trong phát triển du lịch
  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Nha khoa Á Châu khai trương chi nhánh tại thành phố Kon Tum
  • Để rừng mãi xanh
  • Cựu chiến binh dám nghĩ, dám làm
  • Khai mạc Hội nghị Trung ương 15
  • Bế mạc và trao giải Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021
  • Hội nghị người lao động Chi nhánh Xăng dầu Kon Tum

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • A Thăk - Nghệ sĩ của núi rừng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by